Bỏ túi ngay cách vệ sinh mũ bảo hiểm sạch như mới

Mũ bảo hiểm có công dụng chủ yếu là bảo vệ đầu và giảm thiểu tổn thương cho người sử dụng trong các tình huống nguy hiểm, đặc biệt là khi tham gia giao thông hoặc các hoạt động có độ an toàn thấp. Nhưng hầu hết mọi người đều không mấy quan tâm đến vấn đề vệ sinh hay thực sự biết cách làm sạch mũ bảo hiểm. Vì vậy, để vệ sinh mũ bảo hiểm như thế nào cho đúng cách hãy cùng Nón Xanh tìm hiểu ngay nhé!

1. Lý do nên vệ sinh mũ bảo hiểm

Địa chỉ Showroom: 61 Bis Phan Đình Phùng

 

Việc mũ bảo hiểm tiếp xúc với khói bụi và thời tiết nắng mưa thất thường là điều không tránh khỏi. Việc tiếp xúc này có thể khiến mũ bị vi khuẩn xâm nhập và bám bụi bẩn nếu không thường xuyên vệ sinh. Nếu chúng ta dùng trong một thời gian dài mũ sẽ có mùi hôi rất khó chịu, là môi trường lý tưởng cho các vi khuẩn, nấm mốc phát triển, là nguyên nhân gây ra các bệnh về da đầu, gàu và thậm chí là viêm chân tóc.

2. Cách vệ sinh mũ bảo hiểm không thể tháo rời bộ phận

Cách vệ sinh mũ bảo hiểm không thể tháo rời

 

Bước 1: Pha dung dịch nước cùng với một ít dầu gội, nên sử dụng loại dầu gội bạn đang sử dụng để tránh gây kích ứng cho da đầu.

Bước 2: Hãy dùng vòi xịt nước làm sạch sơ mũ bảo hiểm trước để loại bỏ phần nào bụi bẩn và giúp dung dịch xà bông dễ thấm vào mũ hơn.

Bước 3: Ngâm toàn bộ mũ vào trong dung dịch xà bông đã pha khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, bạn hãy dùng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải đánh răng đã bỏ đi rồi chà nhẹ nhàng vào mũ để loại bỏ bụi bẩn và mồ hôi bám trên sản phẩm.

Bước 4: Xả mũ lại với nước sạch cho đến khi không còn bọt xà phòng bám trên mũ.

Bước 6: Cuối cùng, phơi khô mũ tại nơi khô ráo và thoáng khí, tránh ánh nắng trực tiếp vì có thể làm giảm độ bền của sản phẩm.

3. Cách vệ sinh mũ bảo hiểm có thể tháo rời các bộ phận

Cách vệ sinh mũ bảo hiểm có thể tháo rời

 

Bước 1: Tháo các chi tiết đi kèm với mũ như: kính, miếng lót và những bộ phận có thể tháo rời khác trước khi tiến hành vệ sinh sản phẩm.

Bước 2: Pha dung dịch nước cùng với một ít dầu gội, nên sử dụng loại dầu gội bạn đang sử dụng để tránh gây kích ứng cho da đầu.

Bước 3: Ngâm tấm lót mũ vào trong thau nước đã pha khoảng 10 – 15 phút. Sau đó, bạn hãy dùng bàn chải lông mềm hoặc bàn chải đánh răng đã bỏ đi rồi chà nhẹ nhàng vào tấm lót mũ để loại bỏ chất bẩn, còn vỏ mũ thì chỉ cần nhúng khăn ướt rồi làm sạch trên bề mặt.

Bước 4: Riêng kính chống bụi, chống nắng thông thường được phủ lớp chống tia UV, vì vậy nên dùng một miếng vải mềm nhúng nước sạch và lau nhẹ nhàng, không sử dụng các chất tẩy rửa mạnh. Nếu được, tốt nhất nên sử dụng các dung dịch lau kính chuyên dụng để vệ sinh.

Bước 5: Xả mũ lại với nước sạch cho đến khi không còn bọt xà phòng bám trên mũ.

Phơi tấm lót của mũ bảo hiểm dưới nắng đến khi khô hoàn toàn để loại bỏ các vi khuẩn, nấm mốc có thể sinh sôi trên bề mặt. Riêng đối với kính chống nắng, gió thì chỉ cần lau sạch, để nơi khô ráo.

4. Những lưu ý sau khi vệ sinh mũ bảo hiểm

Lưu ý rằng các hướng dẫn trên là cách chung để vệ sinh cho mọi loại mũ bảo hiểm. Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để đảm bảo bạn đang làm đúng cách và tránh làm hỏng mũ.

Trước khi sử dụng mũ bảo hiểm, hãy kiểm tra kỹ xem mũ đã khô hoàn toàn và không có bất kỳ vết bẩn nào còn sót lại hay không để tránh tình trạng mũ bị mốc hoặc gây ra mùi hôi. Đảm bảo rằng mũ không bị hỏng hóc hoặc có dấu hiệu xuống cấp trước khi sử dụng.

 

Bài viết trên Nón Xanh đã hướng dẫn bạn cách vệ sinh mũ bảo hiểm đúng cách để bảo vệ sức khỏe da đầu tốt hơn. Việc vệ sinh mũ sạch không những giúp chúng ta bảo quản được sản phẩm một cách bền lâu mà còn hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc gây hại cho da đầu của bạn hằng ngày. Từ giờ bạn hãy dành chút thời gian để vệ sinh định kỳ “anh bạn” này nhé!

Related Posts

Để lại một bình luận